Hoạt động Trải nghiệm dành cho học sinh khối 7, 8
- Thứ ba - 28/03/2023 05:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
Hoạt động trải nghiệm khiến học sinh sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Học sinh được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
Hơn nữa, học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, các em sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.
Học sinh có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho học sinh. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để các em trải nghiệm với các tình huống đó.
Như vậy, học sinh rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Từ chương trình GDPT 2018, tại các trường phổ thông trong đó có trường THCS Phan Chu Trinh, Ban lãnh đạo cùng tập thể giáo viên đã xây dựng kế hoạch, vừa kết hợp những kiến thức trong chương trình với trải nghiệm thực tế thông qua một số bộ môn học như: Hoạt động hướng nghiệp - trải nghiệm, Chương trình địa phương, Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên, … Trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,…đã giúp cho học sinh vui, khỏe để học tập tốt hơn.
Từ thực tế của trường, nhà trường đã tổ chức cho học sinh khối 7, tham quan, trải nghiệm kết hợp học tập ở ba địa điểm: Cà phê Thúy Thuận – Tà Nung, Dinh II và Nhà lao thiếu nhi. Với khối 8, nhà trường tổ chức cho các em tham quan, học tập ở Bảo tàng trà – Cầu Đất, Dinh III, Bảo tàng Lâm Đồng. Từ những trải nghiệm thực tế, các em sẽ có những bài thu hoạch với những câu hỏi gợi ý mà các thầy cô định hướng trong quá trình thực hiện Kế hoạch bài dạy trên lớp. Từ những định hướng ấy, học sinh có khả năng quan sát, tiếp thu và làm các bài thu hoạch. Những bài thu hoạch của các em đều được chấm, đánh giá và là một cột điểm trong quá trình học tập của các em.
Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
Hoạt động trải nghiệm khiến học sinh sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Học sinh được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với học sinh và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.
Hơn nữa, học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, các em sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.
Học sinh có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho học sinh. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để các em trải nghiệm với các tình huống đó.
Như vậy, học sinh rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Từ chương trình GDPT 2018, tại các trường phổ thông trong đó có trường THCS Phan Chu Trinh, Ban lãnh đạo cùng tập thể giáo viên đã xây dựng kế hoạch, vừa kết hợp những kiến thức trong chương trình với trải nghiệm thực tế thông qua một số bộ môn học như: Hoạt động hướng nghiệp - trải nghiệm, Chương trình địa phương, Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên, … Trải nghiệm thông qua hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu,…đã giúp cho học sinh vui, khỏe để học tập tốt hơn.
Từ thực tế của trường, nhà trường đã tổ chức cho học sinh khối 7, tham quan, trải nghiệm kết hợp học tập ở ba địa điểm: Cà phê Thúy Thuận – Tà Nung, Dinh II và Nhà lao thiếu nhi. Với khối 8, nhà trường tổ chức cho các em tham quan, học tập ở Bảo tàng trà – Cầu Đất, Dinh III, Bảo tàng Lâm Đồng. Từ những trải nghiệm thực tế, các em sẽ có những bài thu hoạch với những câu hỏi gợi ý mà các thầy cô định hướng trong quá trình thực hiện Kế hoạch bài dạy trên lớp. Từ những định hướng ấy, học sinh có khả năng quan sát, tiếp thu và làm các bài thu hoạch. Những bài thu hoạch của các em đều được chấm, đánh giá và là một cột điểm trong quá trình học tập của các em.