PHÒNG VÀ CHỐNG VIRUS CORONA

Thứ hai - 03/02/2020 16:52
Các chủng virus corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và động vật. Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà, trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm dịch SARS bùng phát.
PHÒNG VÀ CHỐNG VIRUS CORONA
  • Biểu hiện nhiễm virus corona
            Khi nhiễm virus corona, người bệnh bị các bệnh liên quan tới đường hô hấp trên ở mức từ nhẹ tới trung bình, tương tự như chứng cảm lạnh thông thường.
     Các triệu chứng biểu hiện của nhiễm virus corona gồm: chảy nước mũi, ho, đau họng, đau đầu và sốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Với những người có hệ miễn dịch yếu, người cao tuổi và trẻ em, có khả năng virus corona còn gây các bệnh liên quan đường hô hấp dưới như viêm phổi hay viêm cuống phổi.
nCoV là bệnh lây qua đường hô hấp.
     Dấu hiệu của bệnh là sốt, ho, khó thở, biểu hiện như là viêm phổi cấp, càng được chú ý đối với những người đi từ Trung Quốc về hoặc người đi từ vùng dịch về, người có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh.
         Do đây là bệnh viêm phổi do virus (virus corona chủng mới), thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả. Cách tốt nhất vẫn là nhập viện theo dõi.
  • Virus corona lây ra sao?
         Các chủng virus corona có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người và động vật. Các nhà khoa học cho rằng dịch MERS khởi đầu từ loài lạc đà, trong khi đó các nhà khoa học nghi cầy hương là loài vật làm dịch SARS bùng phát.
      Ở người, virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.
       Virus này cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh trước đó chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân đôi khi cũng bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC).
  • Điều trị virus corona thế nào?
      Chưa có cách điều trị cụ thể. Trong hầu hết trường hợp, các triệu chứng bệnh sẽ tự hết. Bác sĩ có thể giảm nhẹ các triệu chứng này bằng cách kê thuốc giảm đau hay giảm sốt.
   Theo CDC, việc ở phòng có độ ẩm đủ hoặc tắm nước nóng cũng sẽ giúp giảm đau họng và ho.
      Người bệnh nên uống nhiều nước, chất lỏng, nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm mà thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, cần tới bác sĩ ngay.
 
  • Các cách phòng bệnh do virus corona ra sao?
       Hiện chưa có văcxin phòng ngừa chủng mới virus corona. Các thử nghiệm văcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, người dân có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tránh tiếp xúc những người bị bệnh.
       Đeo khẩu trang phòng bệnh.
       Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
       Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
       Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác.
     Che miệng khi ho, hắt hơi, tốt nhất bằng khăn để giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp.
     Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.
    Trường hợp đã tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus corona, nếu có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở phải đến các cơ sở y tế để được cách ly và xét nghiệm.
      Nếu không có triệu chứng cũng nên tự cách ly theo dõi ở nhà trong 14 ngày, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
 
Thuốc nào có thể chữa?
Tính đến nay, ít nhất Việt Nam và Trung Quốc đã có trường hợp khỏi bệnh sau khi xét nghiệm dương tính với virus chủng corona mới này. Tuy nhiên, chưa có thuốc đặc trị loại virus corona chủng mới này.
Tân Hoa xã mới đây đưa tin các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc để thử nghiệm chống virus corona gây viêm phổi cấp ở Vũ Hán, bao gồm các loại thuốc đã có, thuốc đông y và sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học.
Đây chưa phải là các loại thuốc dùng để chữa bệnh, nhưng được chọn ban đầu như các dạng thuốc "ứng viên" nhằm thử nghiệm, Tân Hoa xã dẫn thông báo từ Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho hay.
Dựa trên các nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc các loại thuốc đang bán trên thị trường cũng như các hợp chất có công hiệu cao và các hợp chất từ cây thuốc. Qua đó, họ chọn ra 30 loại thuốc chống virus này từ việc kết hợp sàng lọc và xét nghiệm enzyme.
Những loại được chọn vừa qua bao gồm 12 loại thuốc chống HIV như indinavir, saquinavir, lopinavir, carfilzomib và ritonavir, cũng như 2 loại thuốc chống virus hợp bào hô hấp, thuốc chống tâm thần phân liệt và thuốc ức chế miễn dịch.
Ngoài ra, một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được cho có thành phần hiệu quả chống virus Vũ Hán bao gồm hổ trượng (polygonum cuspidatum), hay còn gọi là củ cốt khí và hoạt huyết đan, cũng nằm trong danh sách cân nhắc dùng để điều trị.
Ca bệnh nhiễm virus corona được Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM điều trị khỏi đầu tiên tại Việt Nam bằng thuốc chống virus, kháng sinh phổ rộng và các liệu pháp hỗ trợ khác.
Các cách phòng bệnh do virus corona ra sao?
Hiện chưa có văcxin phòng ngừa chủng mới virus corona. Các thử nghiệm văcxin phòng chủng virus gây bệnh MERS vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Tuy nhiên, người dân có thể giảm nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách tránh tiếp xúc những người bị bệnh. Đeo khẩu trang phòng bệnh. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
Nếu bạn là người bệnh, hãy ở nhà và tránh đám đông, tránh tiếp xúc với những người khác. Che miệng khi ho, hắt hơi, tốt nhất bằng khăn để giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng bạn chạm vào để tránh lây bệnh cho người khác.
Trường hợp đã tiếp xúc với người bệnh nhiễm virus corona, nếu có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở phải đến các cơ sở y tế để được cách ly và xét nghiệm. Nếu không có triệu chứng cũng nên tự cách ly theo dõi ở nhà trong 14 ngày, mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
Khám, chữa bệnh khi nghi ngờ nhiễm virus corona ở đâu?
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn phân tuyến tiếp nhận người bệnh nghi/nhiễm corona virus đến khám và điều trị. Theo đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân từ Hà Tĩnh trở ra, trường hợp hết giường dự phòng thì bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi trung ương tại Hà Nội.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực miền Trung (từ Quảng Bình đến Phú Yên) và Tây Nguyên.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân từ Khánh Hòa trở vào. Khi hết giường dự trữ sẽ chuyển sang các Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng TP.HCM. (L.ANH)
Một số người dân hỏi bác sĩ về cách dùng khẩu trang, có chị hỏi rằng: "Em đọc báo thấy ngành y tế khuyên người dân nên mang khẩu trang 3 lớp. Vậy mang khẩu trang 3 lớp có phải là mang 3 chiếc khẩu trang cùng một lúc không bác sĩ? Em mang 3 chiếc như thế này thấy ngộp quá đi!". Bác sĩ cười nói: "Chị cẩn thận như thế là tốt quá, nhưng hiểu khẩu trang 3 lớp là 3 chiếc khẩu trang thì không đúng, vì như thế là 9 lớp".
Theo tiêu chuẩn quốc tế, gọi là khẩu trang y tế phải đảm bảo có 3 lớp gồm: Lớp ngoài cùng thường có màu xanh đậm hơn mặt trong, là loại vải chống thấm, giúp ngăn chặn các hạt nước bọt, nước mũi khi người khác ho, xì mũi, nói to... bắn ra ngoài.
Lớp thứ hai ở giữa gọi là lớp lọc, lớp này là lớp quyết định chất lượng khẩu trang. Lớp lọc có kết cấu đủ nhỏ để lọc được các hạt bụi mịn và vi khuẩn kích thước nhỏ, kể cả ngăn mùi hôi hám khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhưng vẫn đảm bảo không khí thở dễ đi qua.
Lớp trong cùng là lớp áp sát da mặt, dùng vải tinh khiết, mịn màng, không sùi lông gây dị ứng, khó chịu cho người đeo; nó có tác dụng thấm nước nhằm thấm mồ hôi và hơi nước khi thở, nói chuyện. Lớp này thường có màu trắng hoặc xanh lợt.
Bà con lưu ý các loại khẩu trang bằng vải thời trang bán dọc đường, bán vỉa hè không phải là khẩu trang y tế, không bảo đảm phòng bệnh, mà có khi mang luôn mầm bệnh trên mũi mà mình không hay.
Tin tức về virus Corona (2019-nCoV) đang trở thành tâm điểm khắp các trang báo trên phạm vi toàn cầu. Tại Trung Quốc, đã có hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người được chẩn đoán mắc loại virus này. Tuy vậy, sống giữa đại dịch “fake news” – tin giả và hàng loạt thông tin không chuẩn xác về virus Corona (2019-nCoV) mới thực sự khiến người dân hoảng loạn vì không biết đâu là thông tin chính xác; đâu là phương pháp phòng ngừa dịch bệnh đúng đắn và hiệu quả.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I, TP.HCM, ở nhiệt độ cao (trên 20 độ C, đặc biệt là trên 25 độ C), ánh nắng, môi trường thông thoáng, virus Corona (2019-nCoV) sẽ yếu đi và giảm khả năng lây bệnh. Nhưng nếu ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, không thoáng khí, lạnh thì virus sẽ phát tán và lây lan rất nhanh vì đây là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển.
Ngoài ra, chuyên gia bệnh truyền nhiễm cũng nhấn mạnh, mỗi người cần phải có trách nhiệm với cộng đồng để ngăn dịch bệnh không lây lan. Cách phòng bệnh đơn giản nên đeo khẩu trang 3 lớp để ngăn các chất tiết có chứa virus. Lưu ý rửa tay thường xuyên với xà phòng là việc đơn giản nhưng rất quan trọng. Vì bàn tay là nơi phát tán virus rất “kinh khủng”.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra cùng sự hoang mang lo lắng của người dân, Bộ Y tế đã phát đi khuyến cáo chung với người dân tại Việt Nam, khuyến cáo với những người đến Trung Quốc và khuyến cáo với những người từ Trung Quốc trở về để phòng chống dịch viêm phổi cấp do virus Corona (2019-nCoV).
Với người dân sống tại Việt Nam:
  1. Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển với nhân viên y tế.
  2. Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tránh chạm vào mắt, mũi, miệng.
  3. Khi ho, hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng rồi rửa tay.
  4. Nếu thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch, thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt, ô tô và đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
  5. Chỉ sử dụng các loại thực phẩm nấu chín.
  6. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Tránh tiếp xúc gần với các loài động vật nuôi hoặc hoang dã.
  7. Đeo khẩu trang khi đi tới chỗ đông người hoặc khi tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
Với người từ Trung Quốc trở về:
  1. Cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.
  2. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, phải đeo khẩu trang bảo vệ và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
  3. Khi đến cơ sở y tế, cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.
Với những người đến Trung Quốc:
  1. Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian này.
  2. Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
  3. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, phải đeo khẩu trang, đến ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
  4. Khi đến cần gọi điện trước để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay286
  • Tháng hiện tại6,107
  • Tổng lượt truy cập479,996
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây