Trang trí tủ sách lớp học

Thứ tư - 21/11/2018 22:56
  Thực hiện Kế hoạch số 135/PGD&ĐT ngày 26 tháng 02 năm 2018 của phòng giáo dục và Đào tạo Đà Lạt về việc triển khai kế hoạch đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Trang trí tủ sách lớp học
                Thực hiện Kế hoạch số 135/PGD&ĐT ngày 26 tháng 02 năm 2018 của phòng giáo dục và Đào tạo Đà Lạt về việc triển khai kế hoạch đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Trường THCS Phan Chu Trinh xây dựng kế hoạch đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  1.Mục đích:
-Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích việc đọc sách thường xuyên, liên tục và suốt đời nhằm xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
-Xây dựng và đổi mới hệ thống thư viện.
-Huy động sự tham gia của cộng đồng và mọi nguồn lực xã hội trong việc đầu tư phát triển văn hóa đọc và tổ chức các hoạt động nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, của cộng đồng và các tổ chức xã hội.
2.Yêu cầu:
-Triển khai nội dung Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gắn với thực hiện Chiến lược Phát triển văn hóa đến năm 2020 với mục tiêu “ Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội, góp phần xây dựng có hiệu thế hệ đọc tương lại”; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
-Phát triển văn hóa đọc phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam; gắn liền với xu thế hội nhập quốc tế, tiếp thu có chọn lọc giá trị tiên tiến của văn hóa nói chung và văn hóa đọc của Việt Nam nói riêng trong xã hội phát triển.
-Nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả hệ thống thư viện trường học.
-Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý hệ thống thư viện trường  học thông qua phần mềm thư viện trực tuyến.
3. Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu chung:
-Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong cán bộ, công chức, viên chức, học sinh.
-Cải thiện môi trường đọc, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
3.2.Mục tiêu cụ thể:
a.Từ  nay đến 2020
-Phấn đấu đưa việc giáo dục kiến thức về sách, kỹ năng đọc, tìm thông tin, sử dụng thư viện trong học tập vào chương trình giảng dạy của nhà trường.
-100% học sinh có kỹ năng cầm sách, mở sách, lật trang khi xem sách và bảo quản sách. 100% học sinh có thái độ yêu thích sách đối với việc đọc sách, tranh truyện.
-90% học sinh có thói quen đọc và sử dụng thư viện phục vụ cho học tập, tìm hiểu, giải trí.
-60% trở lên cán bộ, công chức, viên chức có thói quen đọc và sử dụng thư viện phục vụ cho học tập nâng cao trình độ chuyên môn, yêu cầu công tác hoặc nhu cầu giải trí.
-Phấn đấu 85% trở lên cán bộ, công chức, viên chức, học sinh có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức qua việc đọc sách để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
-Xây dựng thư viện với vớn tài liệu phù hợp, 100% các lớp có góc sách trong lớp học, nâng cao chất lượng “thư viện thân thiện” trên sân trường, giữ vững danh hiệu thư viện trường học xuất sắc.
-Phấn đấu đạt mức hưởng thụ sách 03 bản/ người.
b.Định hướng đến năm 2030
-Hoạt động thư viện đáp ứng được nhu cầu đọc. Triển khai và sử dụng thư viện điện tử, sử dụng sách điện tử.
-Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố, môi trường đọc được cải thiện; cán bộ, công chức, viên chức, học sinh có thói quen đọc và kỹ năng tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại nơi sinh sống, học tập, công tác.
         Để thực hiện tốt yêu cầu đề đổi mới thư viện và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Lạt, trường THCS Phan Chu Trinh đã tiến hành một số hoạt động đem lại hiệu quả:
-Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền:
+Hướng dẫn các bậc phụ huynh lựa chọn sách truyện phù hợp với lứa tuổi học sinh và dành thời gian đọc sách cho con tại gia đình.
+Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về tác dụng ý nghĩa của việc đọc.
+Nêu gương điển hình tiên tiến của các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực phát triển văn hóa đọc, tôn vinh người đọc có hiệu quả.
-Đổi mới phương pháp giảng dạy - học tập trong nhà trường, gắn với việc xây dựng thói quen, trang bị kỹ năng và phương pháp đọc để nâng cao để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
+ Tăng cường vận động khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, học sinh xây dựng, duy trì thói quen đọc, phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân.
+Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, quán triệt phương châm lấy người học làm trung tâm, trong đó đề cao tính tự học, tự nghiên cứu tài liệu tham khảo., …
-Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
 
+Phát triển văn hóa đọc trong học sinh quan hình thức “ thư viện xanh”
+Phát động học sinh ủng hộ với phong trào “góp một quyển sách, đọc nhiều quyển sách”
+Đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động của thư viện trường học
+Luân chuyển sách trong thư viện trường xuống các tủ sách lớp học
+Tổ chức các sự kiện nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh như: Ngày sách Việt Nam, hội chợ sách, tìm hiểu sách, thi kể chuyện theo sách; lồng ghép sinh hoạt dưới cờ, hoạt động ngoài giờ ….
-Đẩy mạnh xã hội hóa huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.
+ Xây dựng tủ sách thân thiện
+Xây dựng tủ sách trong gia đình, trong lớp học….
       Qua thời gian thực hiện, các lớp đã xây dựng khá tốt tủ sách trong lớp học. Sau một thời gian phát động các lớp đã có một số lượng sách khá phong phú và được các em sắp xếp cũng khá khoa học.
       Kết quả của các lớp đạt “ Trang trí Tủ sách lớp học”
-Gỉai Nhất: 9a3 – 6a3
-Giải Nhì: 9a1- 6a1; 9a2-6a2; 9a4- 6a4; 8a6-7a6; 8a7- 7a7
-Giải Ba: 9a6 - 6a6; 8a2- 7a2; 8a3 – 7a3; 8a10- 7a10
-Khuyến khích: 9a10 – 6a10; 9a11- 6a11
    Mong rằng xây dựng tủ sách luôn được duy trì, học sinh ngày càng thích đọc sách, có ý thức trao đổi kiến thức với bạn bè từ những trang sách mình đã đọc. Chúc cho các em từng bước chinh phục kiến thức từ những cách tiếp cận khác nhau để có được hành trang vững vàng trên con đường học tập và tương lai sau này.
ef5c3105148af4d4ad9b
58166e154b9aabc4f28b
d3d48995ac1a4c44150b
e7357a205fafbff1e6be
69a324bf0130e16eb821
80eb4e9c6b138b4dd202
 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay83
  • Tháng hiện tại4,880
  • Tổng lượt truy cập572,143
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây