Ngoại khóa của câu lạc bộ Kỹ năng sống

Thứ tư - 05/10/2022 09:00
Ngoại khóa của câu lạc bộ Kỹ năng sống với chủ đề “Sức khỏe và vệ sinh cơ thể dành cho học sinh”
HÌNH 2
HÌNH 2
Nhằm tạo sân chơi và các kỹ năng mềm cho học sinh sau những hoạt động học tập chính khóa, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và thành lập các câu lạc bộ cho học sinh lựa chọn và tham gia. Để phát huy tốt vai trò của các câu lạc, nhà trường cũng khuyến khích, động viên các thầy cô tham gia và đảm nhiệm vai trò là chủ nhiệm các câu lạc bộ.Tạo thuận lợi cho các câu lạc bộ hoạt động hiệu quả, bộ phận chuyên môn nhà trường cũng xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động thành các chuyên đề, ngoại khóa và tổ chức Sinh hoạt dưới cờ. Mỗi chuyên đề, ngoại khóa đều được thực hiện nghiêm túc, đánh giá, rút kinh nghiệm.
HÌNH 5


       Sau buổi ngoại khóa tìm hiểu về Truyền thống nhà trường, chuyên đề Thực hiện tốt An toàn giao thông và tuyền truyền phòng chống bạo lực học đường, câu lạc bộ Kỹ năng sống cũng triển khai Ngoại khóa “Sức khỏe và vệ sinh cơ thể dành cho học sinh”. Bài tuyên truyền ngắn gọn giúp các em học sinh hiểu được nguyên nhân, tác hại, cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể để tránh các bệnh như: hôi nách, hôi chân, hôi miệng. Ngoài ra, bài tuyên truyền còn hướng dẫn học sinh cách giữ gìn da để da không bị mụn nhọt, đầu không bết, gàu hay xơ rối. Không chỉ là bài tuyên truyền khô khan, mà các em là những tuyên truyền viên tích cực đã chuyển đến các bạn học sinh một tiểu phẩm minh họa rất gần gũi, dễ bắt gặp trong chính môi trường học tập.Từ bài tuyên truyền, từ tiểu phẩm minh họa, cô Nguyễn Thị Hồng Vân – Chủ nhiệm câu lạc bộ Kỹ năng sống đã đặt ra cho các em một số câu hỏi. Mỗi câu hỏi là một cách giúp các em khắc sâu kiến thức, những tình huống mà các em cần xử lý, hay những điều các em muốn nói với bố mẹ. Ví dụ: 1/Vì sao bạn Vy không muốn đi học?2/ Trong câu chuyện trên theo em ai là người sai? 3/ Nếu đặt em vào vị trí của Nam thì em sẽ làm gì? Tại sao em làm như vậy? 4/ Em hãy đưa ra một giải pháp  giúp cô giáo chủ nhiệm đưa Vy hòa nhập với  lớp và để lớp chấp nhận bạn? 5/ Đố em biết thông điệp qua tiểu phẩm này là gì? 6/ Em hãy đặt cho tiểu phẩm này một cái tên hợp lý 7/Theo em vì sao lại bị hôi chân và hôi nách? 8/ Vì sao nhiều bạn bị hôi miệng?9/ Nó có phải là bệnh lý không? Có chữa được dứt điểm không?10/ Làm cách nào để hạn chế hôi chân, hôi nách, hôi miệng? 11/ Nếu bạn nói với em: Miệng( nách, chân) mày hôi quá! Thì em sẽ cư xử như thế nào?12/Nếu có hai bạn nữ một bạn mặt trái xoan, mắt bồ câu, chân dài như lưỡi kiếm nhưng bị hôi nách và một bạn chân ngắn, tóc xoăn nhưng luôn tỏa ra mùi thơm(mùi dầu gội, sửa tắm) thì em sẽ ngồi cùng ai?13/ Làm thế nào để mùi cơ thể luôn thơm tho?Hay cách xử lý, cách nói của người bố với con gái trong tiểu phẩm đã đúng chưa?Các con có điều gì muốn nhắn gửi đến cha mẹ? Từ những câu trả lời sẽ giúp các thầy cô biết thêm những suy nghĩ, mong muốn của các em để từ đó hỗ trợ, trao đổi nhằm giúp học sinh có định hướng tốt, tránh được những sai lầm và giúp bố và con cái tìm được tiếng nói chung trong các mối quan hệ. Ông bà ta có câu “Mưa dầm thấm lâu”, hi vọng từ những buổi ngoại khóa, chuyên đề, các tình huống sẽ phần nào giúp các em có thêm những kĩ năng xử lý các tình huống, rèn thêm cho các em các kỹ khác để góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất của học sinh theo yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông 2018.
HÌNH 1
 
HÌNH 3
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay181
  • Tháng hiện tại4,978
  • Tổng lượt truy cập572,241
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây